Phần mềm đồ họa chuyển động

Phần mềm đồ họa chuyển động

Vài năm trở lại đây, cùng với sự phổ biến của hình thức video marketing thì nhu cầu tìm hiểu và sản xuất video cho các công ty cũng tăng lên rõ rệt. Thế nhưng hàng loạt phần mềm đồ họa chuyển động với độ phức tạp khác nhau chắc chắn sẽ khiến người học ít nhiều cảm thấy phân vân. Hôm nay, Studios.vn xin giới thiệu đến bạn một số phần mềm đồ họa chuyển động chất lượng nhất, cùng những điểm mạnh yếu riêng biệt, cho quá trình học làm animation.

CÁC PHẦN MỀM CHUYÊN VỀ ĐỒ HỌA 2D

Phần mềm đồ họa chuyển động phố biến hiện nay
Phần mềm đồ họa chuyển động phố biến hiện nay

1. Adobe After Effects

Adobe After Effects có lẽ là phần mềm thông dụng nhất hiện nay khi nói về 2D animation. Với vô số tính năng hỗ trợ, After Effects cho phép người dùng thực hiện những kỹ thuật đồ họa phức tạp nhất, với độ chính xác và chuẩn chất lượng cực kỳ cao.

Điểm cộng:

  • Tương thích với hầu hết mọi định dạng output / input
  • Cho phép chỉnh sửa và tô màu với nhiều tính năng đa dạng
  • Cho phép người dùng hiện thực hóa nhiều ý tưởng phức tạp của khách hàng

Điểm trừ:

  • Đòi hỏi người dùng có kiến thức về Photoshop, Illustrator
  • Phức tạp, tốn thời gian và không thực sự phù hợp với người mới học làm animation
  • Khá đắt, xấp xỉ 600 USD / năm

2. GoAnimate

Trái ngược với các phần mềm đồ họa truyền thống, GoAnimate là dạng phần mềm web-based nên người dùng không cần cài đặt trên máy. Đặc biệt, các tính năng và hình mẫu sẵn có sẽ giúp sáng tạo một explainer video khá nhanh chóng.

Điểm cộng:

  • Giao diện drag & drop dễ sử dụng, phù hợp cho người mới bắt đầu
  • Thư viện hình ảnh rất phong phú
  • Không cần cài đặt trên máy nên không đòi hỏi nhiều về cấu hình

Điểm trừ:

  • Không thể thực hiện các dạng animation phức tạp, công phu
  • Sử dụng hình ảnh chung từ thư viện nên dễ bị trùng lắp ý tưởng
  • Chuyển động của các nhân vật hạn chế, mỗi lần chỉ có 1 nhân vật nói chuyện
  • Tốn phí nâng cấp lên bản Pro để chỉnh hiệu ứng tùy ý

3. Toon Boom Studio

Toon Boom là cái tên đình đám khác trong mảng 2D animation, được sử dụng rất nhiều trong các bộ phim của hãng Disney và Dreamworks. Phần mềm này gồm nhiều gói sản phẩm khác nhau, phù hợp với trình độ, nhu cầu riêng biệt của người dùng.

Điểm cộng:

  • Tương thích với hầu hết mọi định dạng output / input
  • Hỗ trợ 5 kỹ thuật đồ họa khác nhau: paper animation, digital animation, cut-out và puppet animation, rotoscoping, stop-motion
  • Có nhiều gói sản phẩm tùy theo nhu cầu

Điểm trừ:

  • Gói premium thuộc hàng đắt nhất hiện nay, xấp xỉ 876 USD / năm
  • Đòi hỏi nhiều thời gian và kiến thức để sử dụng thuần thục

CÁC PHẦN MỀM CHUYÊN VỀ DỒ HỌA 3D

1. Autodesk 3ds Max

blank

Autodesk luôn là công ty đi đầu trong lĩnh vực cung cấp phần mềm 3D animation, và 3ds Max chính là cái tên tiêu biểu nhất. Tuy đã ra đời từ lâu nhưng đây vẫn là một trong những kit đồ họa thông dụng nhất trên thế giới cho người học làm animation.

Điểm cộng:

  • Chuyên về đồ họa khung cảnh và modeling
  • Tích hợp nhiều công cụ hỗ trợ giúp thực hiện nhanh hơn
  • Hỗ trợ tốt cho render

Điểm trừ:

  • Đôi khi không ổn định trong quá trình rigging
  • Phức tạp, đòi hỏi kiến thức chuyên môn cao
  • Không thể tích hợp với Adobe After Effects
  • Chậm hơn so với các phần mềm phát triển sau này

2. Autodesk Maya

Một sản phẩm khác của Autodesk cũng rất được tin dùng là Maya. Nhiều chuyên gia nhận xét Maya là bản bổ trợ và nâng cấp hoàn hảo hơn của 3ds Max để cạnh tranh với các phần mềm khác trên thị trường.

Điểm cộng:

  • Rigging tốt và ổn định hơn
  • Hỗ trợ tối đa cho mô phỏng 3D (3D simulation)
  • Nâng cao năng suất làm việc nhờ các công cụ quản lý và undo không giới hạn

Điểm trừ:

  • Không thật sự mạnh trong mảng modeling
  • Chưa tương thích tốt với các phần mềm đồ họa 2D
  • Paint tool tương đối chậm và không hiệu quả bằng các đối thủ cạnh tranh

3. Cinema 4D

Cinema 4D được đánh giá là bước tiến lớn, mang công nghệ 3D animation đến gần với số đông hơn. Tuy đơn giản nhưng phần mềm này vẫn đảm bảo các tính năng, công cụ cần thiết cho người học làm animation.

Điểm cộng:

  • Phù hợp cho người muốn tìm hiểu và học làm 3D animation
  • Render nhanh hơn các phần mềm khác
  • Hỗ trợ rất tốt cho khâu đồ họa động (motion graphics) với MoGraph
  • Có tương thích với Adobe After Effects

Điểm trừ:

  • Không thật sự tốt trong mảng modeling
  • Không có cấu trúc dựa trên tiết điểm (node-based) như Maya

4. Blender

Blender là một trong những phần mềm hiếm hoi được cung cấp miễn phí trên thị trường. Ngoài ra, người dùng cũng sẽ vô cùng thích thú trước sự nhỏ gọn và tiện lợi của Blender so với các tên tuổi lớn khác trong mảng 3D animation.

Điểm cộng:

  • Miễn phí, nhỏ gọn hơn rất nhiều so với các phần mềm ở trên
  • Kho ứng dụng và tài liệu tham khảo cực lớn trên mạng
  • Cung cấp gần như đầy đủ mọi tính năng cần thiết cho 3D animation

Điểm trừ:

  • Giao diện không thật sự thân thiện với người học làm animation
  • Khá phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian và kiến thức chuyên môn

Xu hướng thiết kế đồ họa luôn phát triển liên tục và đa dạng, với xu hướng mới xuất hiện và thay đổi theo thời gian. Để bạn có cái nhìn tổng quan về những xu hướng đang thịnh hành hiện nay. Nhờ sự áp dụng của những xu hướng này, bạn có thể tạo ra những thiết kế đồ họa ấn tượng và độc đáo.

Related Posts