Kinh nghiệm chụp ảnh cưới cho nhiếp ảnh gia

Kinh nghiệm chụp ảnh cưới cho nhiếp ảnh gia

Thời điểm ban đầu có thể bạn không phải là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, nhưng không có nghĩa là bạn không chụp được những bức ảnh cưới tuyệt đẹp. Dưới đây là vài kinh nghiệm chụp ảnh cưới cho nhiếp ảnh gia để tránh mắc sai lầm khi muốn trở thành thợ chụp ảnh cưới chuyên nghiệp!

I. Lên kế hoạch chụp ảnh

Sẽ thật thảm họa nếu bạn không chuẩn bị một kế hoạch chi tiết trong ngày chụp ảnh cưới cho các cặp đôi. Khi bạn dành thời gian để lên kế hoạch chụp ảnh cưới một cách rõ ràng, cụ thể, bạn sẽ không thể sót hoặc nhầm thời gian chụp ảnh, địa điểm, điều đó là cơ sở cho công tác chuẩn bị.

Để buổi chụp hình diễn ra hoàn hảo thì một bản kế hoạch chi tiết là điều quan trọng nhất. Một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp không thể làm việc tùy hứng, điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng ảnh chụp.

Dưới đây là một vài thứ bạn nên quan tâm khi lên kế hoạch chụp ảnh cưới.

1. Bản thỏa thuận chụp ảnh

Đây chính là điều mà các nhiếp ảnh gia trẻ hiện nay đang bỏ lơ và dẫn đến chuyện đáng tiếc về sau. Các bạn đừng nghĩ rằng làm một bản thỏa thuận sẽ rất phức tạp và không cần thiết. Quá sai lầm! Trừ khi các bạn chụp ảnh cho người thân và bạn bè, nếu không hãy chuyên nghiệp bằng cách xác nhận mọi thương lượng và thỏa thuận bằng email.

Hiện nay email đang rất phổ biến nên các bạn đừng sợ phức tạp. Ngoài email ra thì có thể dùng skype, zalo, Facebook… chỉ cần không phải thỏa thuận miệng. Nếu bạn là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp thì càng cần một bản thỏa thuận rõ ràng như một bản hợp đồng gồm các điều khoản. Chúng ta chỉ đang cố tránh những khó xử sau này và đảm bảo quyền lợi cũng như trách nhiệm của 2 bên. Đừng xem nhẹ điều này nhé!

2. Tiền nong

Bạn sẽ chẳng cần quá quan tâm đến điều này nếu bạn chỉ chụp cho người thân hay bạn bè thân thiết. Nhưng nếu đây là công việc làm ăn của bạn thì tất cả đều phải rõ ràng và cụ thể nhất là tiền nong. Nếu bạn băn khoăn về mức giá đưa ra thì có thể xem xét lại yêu cầu của khách hành từ chi phí đến địa điểm chụp, giá phòng nghỉ nếu phải ở qua đêm, độ khó của concept và hãy tính cả công bạn chọn lọc, sắp xếp ảnh cũng như công đoạn chỉnh sửa ảnh.

Có một cách nhanh hơn chính là đi khảo sát giá thị trường chụp ảnh cưới từ bạn bè hoặc từ đối thủ trong ngành. Xem những concept đã chụp, địa điểm và độ khó của ảnh hoặc nếu bạn kinh doanh studio thì xem giá cả đó đã bao gồm váy áo, phụ kiện cho cặp đôi chưa hay họ tự chuẩn bị. Từ đó sẽ chọn được mức giá hợp lý. Và nên được liệt kê rõ ràng từng khoản trong bản kế hoạch và bản thỏa thuận với khách hàng để tránh sự nhầm lẫn không đáng có.

3. Phong cách chụp ảnh

Đây cũng là điều khá quan trọng. Mỗi cặp đôi sẽ thích một kiểu chụp ảnh khác nhau. Vì thế hãy trao đổi trước cô dâu và chú rể. Nếu họ không có ý kiến về phong cách chụp hình thì bạn nên tư vấn cho họ bằng kinh nghiệm chụp ảnh cưới hoặc cập những xu hướng mới trong các bộ sưu tập ảnh cưới ở nước ngoài, trên website hoặc pinterest. Thống nhất một phong cách chụp ảnh cuối cùng- một phong cách chụp mà cả bạn và khách hàng đều thích. Bạn thực hiện tốt công đoạn này sẽ góp phần mang đến hiệu quả cao nhất cho bộ ảnh cưới.

4. Địa điểm chụp ảnh

Lựa chọn địa điểm chụp hình sẽ phụ thuộc vào concept và phong cách chụp ảnh được lựa chọn trước đó. Sau khi đã thống nhất được địa điểm sẽ thực hiện bộ ảnh cưới, bạn nên đến quan sát trước, lựa chọn những khung cảnh phù hợp để có được bộ ảnh lung linh nhất. Điều này cũng giúp bạn tránh được những rủi ro đáng tiếc mà có thể xảy ra do bạn không tìm hiểu trước.

Tuy nhiên nhiều nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp cũng thừa nhận rằng: dù bạn có đến nhiều lần trước khi lễ cưới diễn ra thì cũng chỉ giảm thiểu một ít chuyện bất ngờ có thể xảy ra nhưng không phải là hoàn toàn. Bởi vì cùng một địa điểm, cùng một cảnh ấy nhưng ngày thường sẽ khác thời điểm diễn ra lễ cưới bởi ánh đèn và bối cảnh.

Đôi khi cách thiết kế lễ cưới cũng sẽ không giống hoàn toàn trong kế hoạch, lúc tiến hành cũng sẽ có vài điều phát sinh. Vì thế, lúc bạn đến kiểm tra trước, có thể bạn nắm chắc những bức ảnh của mình sẽ như thế nào, nhưng đến lúc lễ cưới diễn ra, khi ánh đèn được thắp sáng phối hợp cùng bối cảnh lại khác xa những tính toán ban đầu của bạn.

Do đó, dù việc kiểm tra trước địa điểm chụp ảnh cưới để tránh sai sót cũng chỉ tương đối nhưng tuyệt đối không được lơ là.

5. Danh sách các kiểu ảnh cần chụp

Để tận dụng linh hoạt thời gian và nguồn sáng chụp ảnh, bạn cần một danh sách các kiểu chụp từ cô dâu và chú rể. Dù đó chỉ là hình dung mơ hồ về những cảnh sẽ chụp nhưng ít nhất cặp đôi cũng phải cho bạn biết họ muốn gì, họ muốn bức ảnh của mình phải thể hiện được điều gì. Bạn nên trao đổi nhiều với cô dâu và chú rể để nắm bắt mong muốn của họ một cách triệt để.

6. Thời tiết

Thời tiết chính là một yếu tố bất ngờ mà ta không thể kiểm soát được. Nhưng dẫu sao cũng phải tìm cách dự liệu trước. Vì có nhiều cặp đôi thích chụp ngoại cảnh. Do đó bạn có thể chuẩn bị ô dù phòng khi thời tiết trở xấu bất ngờ.  Chụp ảnh dưới mưa, tản mạn cùng chiếc ô cũng là một ý tưởng độc đáo đúng không! Và nếu bạn sẽ chụp trong studio thì hãy chuẩn bị thêm đạo cụ vì chúng ta cần nhiều ánh sáng hơn khi thời tiết chuyển xấu.

Bạn sẽ là một nhiếp ảnh gia thất bại nếu bỏ qua sự bị về thời tiết! Hãy thêm các bước dự phòng về thời tiết vào bản kế hoạch chụp ảnh của bạn.

7. Kế hoạch dự phòng

Nếu bạn là người xuyên có kế hoạch dự phòng cho mọi tình huống trong cuộc sống hằng ngày, thì bạn sẽ thấy nó cực kỳ hữu dụng và đặc biệt với nghề nhiếp ảnh. Cụ thể hơn nếu thẻ nhớ của bạn chẳng may bị hỏng trước hoặc trong lúc chụp, rồi màn trập bị kẹt (màn trập hay còn gọi là shutter, hiểu đơn giản chính là lá chắn sáng của ống kính), bạn sẽ xử lý thế nào bởi lễ cưới sẽ không vì thế mà hoãn lại.  Do đó, hãy chuẩn bị thêm một thân máy, sao lưu tất cả hình ảnh vào một thiết thẻ nhớ khác hoặc một USB, sẽ có lúc bạn cần đến chúng để tiếp tục hoàn thành công việc của mình.

Ngoài ra, chọn thợ chụp ảnh cưới cũng là điều bạn nên lưu tâm. Pin cũng là một thứ quan trọng với nhiếp ảnh gia. Nếu ai sử dụng máy ảnh DSLR thì sẽ biết pin của chúng chỉ chụp khoảng 300 tấm ảnh, mà chúng ta thì chắc chắn sẽ chụp nhiều hơn thế rất nhiều. Vì thế hãy dự phòng nhiều hơn 1 cục pin nếu bạn đang xài dòng máy ảnh này.

8. Lịch trình

Dù là một vấn đề lớn hay nhỏ trong lễ cưới, bạn cũng cần một lịch trình cụ thể cho ngày này. Cố gắng nắm bắt những điều này để bạn có thể lên kế hoạch chính xác những nơi mà bạn cần và thời điểm cần thiết. Nó có thể không dính nhiều đến lịch trình nhưng sẽ giúp bạn luôn ở thế chủ động tình hình tại lễ cưới.

9. Chụp thử

Trước ngày trọng đại này, nên sắp xếp một buổi chụp ảnh cưới, để cặp đôi làm quen với nhiếp ảnh gia. Cặp đôi sẽ được chuẩn bị về cách tạo dáng đẹp và nhiếp ảnh gia cũng có thêm cơ hội nắm bắt thần thái của cô dâu và chú rể. Sự phối hợp này sẽ mang đến điều hoàn hảo cho bộ ảnh cưới.

Buổi chụp thử này có thể diễn ra tại studio, ngoài trời hoặc thậm chí là trong nhà của cô dâu và chú rể. Mục đích chính của buổi chụp thử là để tìm hiểu nhau, nên địa điểm nào hoặc thời gian nào cũng tốt chỉ cần thuận tiện cho 2 bên là được. Thêm vào đó, hãy cố chụp một vài bức ảnh để đánh giá hiệu quả nhé.

10. Một nhiếp ảnh gia thay thế

Nếu không có gì thay đổi thì bạn sẽ là nhiếp ảnh gia chính cho tiệc cưới, bạn sẽ thực hiện toàn bộ ảnh chụp. Nhưng bạn nên tìm thêm một nhiếp ảnh gia khác thay thế khi bạn có tình huống khẩn cấp khác phải xử lý. Liên hệ với người đó ngay khi bạn gặp vấn đề để họ giúp bạn hoàn thành công việc tại lễ cưới của khách hàng. Đây chính là sự tương trợ của các nhiếp ảnh gia trong trường hợp khẩn cấp. Hãy thông báo với họ điều này và chắc chắn rằng họ rảnh vào thời gian đó.

Với việc học chụp ảnh cưới cho người mới là điều rất cần thiết, bạn nên học một khóa học cơ bản về chụp ảnh, và chỉnh sửa ảnh sẽ giúp bạn tự tin hơn.

Trên là 10 điểm quan trọng bạn cần thể hiện trong phần lên kế hoạch chụp ảnh cưới chuyên nghiệp để đảm mọi việc diễn ra thuận lợi trong suốt quá trình chụp ảnh cưới.

 

Ở bài trước chúng ta đã cùng tìm hiểu về những điều cần thiết để trở thành thợ chụp ảnh chuyên nghiệp. Tiếp theo đây là chia sẻ về những vật dụng để chụp ảnh cưới chuyên nghiệp đạt độ hoàn hảo nhất!

II. Những trang bị cơ bản cho việc chụp ảnh cưới

Đây là những trang bị, vật dụng cơ bản và cần thiết cho công việc nhiếp ảnh của bạn.

1. Máy ảnh

Một nhiếp ảnh gia sẽ làm gì nếu không máy ảnh? Và điều kế tiếp chính là bạn sử dụng loại máy ảnh nào? Câu trả lời là: một máy ảnh kỹ thuật số SLR phù hợp đã đủ đạt được chất lượng chụp chuyên nghiệp. Bạn có thể cân nhắc các loại máy ảnh như: Canon EOS 1Ds MkIII & EOS 5D Mk II, Canon EOS 7D hay Nikon D700.

2. Thân máy SLR để thay thế

Giả sử nếu bạn sẽ dùng máy ảnh kỹ thuật số SLR chụp ảnh cưới thì hãy chuẩn bị thêm một thân máy khác để dự phòng. Vì không ai có thể chắc chắn rằng máy ảnh sẽ không bị hư trong lúc chụp. Nếu bạn không có sẵn máy dự phòng thì hãy tính toán đến việc mượn từ người quen của mình.

3. Ống kính tiêu chuẩn

Đối với chụp ảnh cưới, bạn sẽ cần một loạt các ống kính với tiêu cự theo ý muốn. Bạn sẽ cần một ống kính 50mm để chụp ảnh nhóm hoặc lớn hơn để chụp chân dung với khẩu độ được mở rộng để làm mờ phần nền phía sau.

Bạn có thể tham khảo một số ống kính như sau:

Canon 50mm f/1.2 L, 50mm f/2.5, 16-35mm f/2.8 L, 24-70mm f/2.8 L, ống kính mắt cá 15mm (đây là loại ống kính chụp góc rộng, có cấu trúc thấu kính đặc biệt nhằm mang lại hiệu ứng hình ảnh lạ và tương tự như mắt cá).
Sigma 10-20mm, Nikon 50mm f/1.4, Tamron 17-50mm f/2.8

4. Ống kính dài

Để chụp được những bức ảnh cận cảnh nhưng vẫn tránh xa ánh đèn sân khấu thì một ống kính dài là sự lựa chọn hoàn hảo. Ví dụ như: Canon 70-200mm IS L f/2.8 hay Sigma 70-200mm f/2.8.

5. Đèn nháy hay đèn flash

Ngay cả khi bạn đang chụp ảnh dưới điều kiện ánh sáng ban ngày, thì việc sử dụng thêm đèn flash sẽ đối tượng chụp càng nổi bật hơn. Hầu như chúng ta sẽ sử dụng đèn flash trong điều kiện thiếu ánh sáng hoặc ánh sáng mờ như thời điểm cô dâu và chú rể bước vào lễ cưới hoặc lúc họ đang làm lễ.

Bạn có thể xem xét các dòng như: 3x Canon 580 EXII flashguns, Nikon SB-900 hay Sigma EF 530 DG Super.

6. Ổ cứng dự phòng

Ổ cứng dự phòng sẽ giúp bạn giải quyết tình huống khi hết thẻ nhớ. Và bạn muốn giữ lại tất cả bức ảnh đã chụp thì việc sao lưu hình ảnh vào ổ cứng sẽ là giải pháp tuyệt vời. Bạn có thể dùng ổ cứng Epson P5000 hoặc LaCie SSD.

7. Bộ ánh sáng phòng thu

Nếu bạn buộc phải làm việc trong điều kiện thời tiết xấu, ánh sáng phòng thu chắc chắn là giải pháp cứu cánh hay nhất. Một số bộ ánh sáng phòng thu như: Elinchrom Quadra kit hay Interfit EX150 Mk II sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều.

8. Tấm hắt sáng

Trong điều kiện chụp dưới ánh sáng mặt trời thì một tấm hắt sáng đặt đúng vị trí sẽ phát huy hiệu quả hơn hẳn đèn flash và cũng dễ dàng kiểm soát ánh sáng. Bạn sẽ cần đến sự hỗ trợ từ trợ lý của bạn. Gợi ý một số tấm hắt sáng như: Lastolite Tri hay Lastolite Tri-Flip 8:1.

9. Thẻ nhớ

Bạn đã chắc chắn rằng thẻ nhớ đang dùng đã đủ dung lượng để chụp toàn bộ ảnh cưới trong ngày hôm đó. Đừng chủ quan, hãy chuẩn bị một thẻ nhớ dung lượng lớn hơn hoặc dự phòng thêm thẻ nhớ. Bạn có thể dùng thẻ nhớ Sandisk Extreme

10. Thang xếp

Bạn sẽ cần đến thang xếp để có được độ cao phù hợp cho bức ảnh nhóm.

11. Những cây dù trắng

Nếu trời bắt đầu mưa, hãy sử dụng những chiếc ô vừa che mưa cho cô dâu chú rể vừa tạo nên những bức ảnh cưới lãng mạn dưới mưa.

12. Chân máy ảnh

Không phải lúc nào chúng ta cùng sử dụng chân máy ảnh, tuy nhiên sự hữu ích của nó là không có gì bàn cãi. Với chân máy ảnh, khi chụp ảnh nhóm, bạn có thể tự do rời khỏi máy để hướng dẫn trực tiếp cho đối tượng hay có thể tự chỉnh váy áo cô dâu theo ý của bạn mà không sợ phải chỉnh lại góc chụp.

Trong phần chia sẻ kinh nghiệm chụp ảnh cưới hoàn hảo ở phần I và II, tôi đã trình bày 2 yếu tố quan trọng nhất khi bạn thực hiện album cưới chính là lên kế hoạch chụp hình và những trang bị cần thiết. Hôm nay tôi sẽ chia sẻ tiếp về kỹ thuật chụp ảnh cưới và quá trình hoàn thành album cưới.

I. Một số cảnh chụp phổ biến trong tiệc cưới và kỹ thuật chụp

1. Tiệc chiêu đãi

Tùy thuộc vào khoảng cách cô dâu và chú rể đang đứng ở đâu trong tiệc chiêu đãi, bạn hãy cố gắng hối thúc họ chụp một vài bức ảnh chính trước khi quan khách di chuyển đến.

Hãy luôn ưu tiên chụp những kiểu ảnh nằm trong danh sách của bạn! Vì những bức ảnh ấy không thể thiếu trong album cưới.

2. Bàn tiệc

Bàn tiệc cũng được bày trí rất tỉ mỉ và công phu. Vì thế hãy chụp nhanh một vài hình ảnh trước khi quan khách nhập tiệc.

 3. Bánh cưới

Hình ảnh cặp đôi cắt bánh cưới hầu như rất được cô dâu và chú rể yêu thích. Hầu như tất cả các cặp đôi đều yêu cầu chụp khoảnh khắc này thật hoàn hảo. Và bạn hãy thực hiện nó một cách bí mật để bắt được sự tự nhiên nhất nhưng cũng chắc chắn rằng bạn đã lựa chọn góc chụp hoàn hảo.

 4. Những bức ảnh nhóm trang trọng

Bạn sẽ thực hiện những bức ảnh nhóm này theo thứ tự như sau:

  • Gia đình cô dâu
  • Gia đình chú rể
  • Hai gia đình chụp chung với nhau
  • Đồng nghiệp của cô dâu
  • Đồng nghiệp của chú rể

Có thể chụp những nhóm khác theo yêu cầu của cô dâu và chú rể. Đối với bức ảnh nhóm nhiều người bạn có thể sử dụng thang xếp để có độ cao phù hợp và sử dụng ống kính với góc chụp rộng. Hãy nhanh chóng hướng dẫn các nhóm chụp ảnh, đừng giữ họ quá lâu, họ sẽ cảm thấy khó chịu. Khi chụp theo nhóm như vầy có thể được xem như một bản ghi nhớ hầu hết tất cả khách mời.

5. Những bức ảnh thân mật

Hãy sử dụng ống kính dài để thực hiện những hình ảnh trò chuyện ngẫu nhiên của khách mời tại bàn lễ tân. Bạn có thể chụp nhóm hay chân dung của những vị khách khác nhau.

6. Ảnh chụp cô dâu và chú rể tại địa điểm đãi tiệc

Bạn đã tham quan nơi này trước đó? Và bạn biết chính xác mình sẽ thực hiện những bức ảnh kế tiếp ở những vị trí nào! Hãy làm mọi thứ thật nhanh và chính xác vì có rất nhiều khách mời đang chờ đợi để chúc phúc cho cặp đôi. Trong quá trình chụp hãy tìm cách làm thư giãn tinh thần của họ, vì trong ngày đặc biệt này họ rất bận rộn và cảm thấy hơi căng thẳng.

Thêm vào đó, hãy sử dụng đèn flash!

Chúng ta có những cảnh sẽ chụp ngoài trời. Nhưng nếu cặp đôi đứng trước ánh sáng sẽ làm họ nheo mắt, tạo biểu cảm khuôn mặt không được đẹp. Ánh sáng ở phía sau họ thì lại tạo ra một vấn đề khác về ánh sáng chính là ánh sáng này đánh lừa hệ thống đo sáng của máy ảnh và gây ra sự phơi nhiễm sáng không chính xác.

Sử dụng đèn flash có thể “cứu cánh” tình huống này cho bạn. Đèn flash có thể giúp làm mềm bóng sáng của ánh mặt trời và có thể thêm ánh sáng vào mặt trước của hình ảnh có đèn nền sẵn. Thậm chí điện năng tương đối yếu của đèn flash gắn trong máy ảnh sẽ giúp chụp được cả ở những khoảng cách gần. Để tạo hiệu ứng tốt hơn, bạn có thể sử dụng khung đèn flash ngoài máy ảnh hoặc đèn flash không dây được gắn vào chân máy ảnh.

Một gợi ý khác là chụp tránh sáng hoàn toàn bằng cách chụp ở một vùng bóng mờ, sử dụng thêm đèn flash để làm nổi bật khuôn mặt của đối tượng chụp.

Cả khi chụp ở bên trong dù có ánh sáng tự nhiên nhưng đèn flash cũng rất cần thiết.

Thêm một mẹo khác, để tránh những mảng tối rõ rệt quanh nhân vật chính khi chụp flash trực tiếp, bạn có thể phóng to và di chuyển bóng sáng của đèn flash lên trần nhà. Ánh sáng sẽ phản chiếu xuống đối tượng chụp và trông sẽ tự nhiên hơn. Nếu trần nhà quá cao thì hãy sử dụng bộ khuếch tán như Sto-Fen hoặc Omni Bounce. Nó sẽ làm ánh sáng diệu bớt, có thể sử dụng chụp bên trong và ngoại cảnh.

 7. Những vật trang trí lễ cưới

Một tiệc cưới sẽ tốn kém rất nhiều chi phí từ việc trang trí đến đãi khách. Vì thế bạn hãy thực hiện một vài bức ảnh chi tiết những thứ góp phần làm cho ngày trọng đại này thêm lung linh.

Những cành hoa trang trí bàn ăn, bàn lễ tân; quà tặng; thiệp cưới; nhẫn cưới sẽ được chụp cận ảnh nhiều nhất.

Không chỉ có những thứ tôi vừa liệt kê mà còn rất nhiều các chi tiết nhỏ đã góp phần làm cho lễ cưới thêm hoàn hảo. Bạn hãy cố gắng nắm bắt càng nhiều càng tốt để có thật nhiều hình ảnh tuyệt vời cho album cưới.

II. Quá trình hoàn thành album cưới

Là thợ chụp ảnh cưới thì công việc sau đám cưới cũng vất vả không kém quá trình chụp. Bạn phải chọn lựa hình ảnh, chỉnh sửa, mang cho cô dâu chú rể xem ảnh và nếu họ đồng ý thì sẽ thiết kế thành một quyển album cưới. Chỉ đến khi nhận được thù lao thì mọi việc mới kết thúc.

1. Lựa chọn ảnh

Sau khi kết thúc quá trình chụp ảnh thì chỉ vừa được một nửa chặng đường thôi. Công việc kế tiếp của bạn là sẽ phải lựa chọn hình ảnh. Nếu bạn chụp từ 300 đến hơn 2.000 tấm ảnh thì hãy chắc rằng mình đã sao lưu tất cả hình ảnh vào một thiết bị lưu trữ khác.

Đầu tiên, bạn hãy đánh giá mức độ của từng tấm ảnh: giữ lại, có thể giữ hoặc có thể không. Nếu một tập ảnh ban đầu khoảng hơn 400 tấm ảnh thì bạn có thể giảm xuống khoảng gần 300 tấm. Kế tiếp dùng các phần mềm hỗ trợ như Apple Aperture hay Adobe Lightroom, giúp bạn quản lý hình ảnh và lựa chọn nhanh hơn.

2. Chỉnh sửa hình ảnh

Nếu trong quá trình chụp bạn đã thực hiện nghiêm túc và đúng kỹ thuật thì sẽ không mất nhiều thời gian để chỉnh sửa lỗi chụp ảnh cưới

Trên thực tế nếu bạn chụp ảnh Raw thì các công đoạn phải làm là: chỉnh độ tương phản, màu sắc và vân vân. Với những bức ảnh có độ tương phản cao thì bạn chỉ cần chỉnh độ sáng tối của ảnh (hightlight/ shadow). Bạn vào thẻ Image chọn Adjustment trong phần mềm Photoshop để chỉnh. Chúng sẽ làm nổi bật các chi tiết ví dụ váy cô dâu được chụp hoặc những bộ trang phụ tối màu.

Đây là thời điểm chỉnh sửa hình ảnh khá vất vả vì bạn đã chụp rất nhiều. Hãy sắp xếp công việc một cách khoa học để thực hiện công đoạn này nhanh chóng.

3. Gửi tập ảnh để cặp đôi lựa chọn

Sau khi bạn thực hiện chỉnh sửa hình ảnh và sắp xếp chúng theo một trật tự. Hãy gửi tập ảnh này đến cô dâu chú rể để họ xem qua một lần. Thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, bạn có thể lưu ảnh trên Google Drive sau đó chia sẻ với họ. Hoặc là có thể để ảnh trên một trang web như Photobox hay một chiếc đĩa DVD.

4. Sự lựa chọn cuối cùng

Sau khi xem qua tập ảnh, các cặp đôi sẽ lựa chọn những bức ảnh mà họ thích để làm quyển album hoặc chọn một vài tấm để in riêng lẻ. Hãy nhắc họ về số lượng hình ảnh tối đa cho một quyển album để đỡ công chọn ảnh nhưng không sử dụng được. Hoặc đến giai đoạn này, họ vẫn yêu cầu bạn chỉnh sửa ảnh, thì hãy trao đổi kỹ với họ tránh lãng phí thời mà không đạt được hiệu quả như mong muốn.

5. Hoàn thành album

Trước khi hoàn thành quyển album hãy hỏi các cặp đôi xem họ thích album ảnh truyền thống hay kiểu hiện đại. Album kiểu truyền thông thì các bức ảnh sau khi được lựa chọn kỹ càng sẽ được lồng vào từng trang. Còn kiểu hiện đại sẽ được in trực tiếp lên từng trang và dễ dàng thiết kế bố cục cho từng bức ảnh.

Related Posts