Cách tạo dáng của nhân vật và ánh sáng là hai nguyên nhân dẫn đến nhiều rắc rối nhất mà các nhiếp ảnh gia gặp phải. Tại sao tạo dáng lại là một thử thách? Điều gì khiến cho việc tạo dáng trở nên khó khăn như vậy? Đó là những băn khoăn mà nhiều nhiếp ảnh gia mới vào nghề thường gặp phải.
Vì vậy, điều cực kỳ quan trọng là làm sao để tư thế tạo dáng của khách hàng của bạn xuất hiện tự nhiên, đẹp và dễ dàng. Hãy cùng tìm hiểu 3 lỗi khi tạo dáng chụp ảnh cho nhân vật mà những thợ chụp ảnh cần biết dưới đây.
1. Ngôn ngữ cơ thể
Chúng ta có khả năng giao tiếp bằng cơ thể tốt hơn khi chúng ta giao tiếp bằng từ ngữ. Hơn nữa, hầu hết mọi người đều rất hứng thú với ngôn ngữ cơ thể của một ai đó và việc ảnh hưởng đến họ như thế nào. Ví dụ, nếu có ai đó đang tiến đến gần bạn, nhìn chằm chằm vào bạn và cằm của họ hơi thấp xuống, bạn có thể cảm thấy bị đe dọa bởi ngôn ngữ cơ thể đó.
2. Sự bối rối và sự biến dạng
Sự bối rối xảy ra khi một phần cơ thể bị lúng túng, dẫn đến sự phân tâm lớn. Cơ thể của chúng ta có rất nhiều khớp có thể uốn cong theo nhiều cách. Ví dụ, mỗi ngón tay có ba khớp chính để tạo độ cong của ngón tay.
Trừ khi khách hàng của bạn cố ý chỉ vào một cái gì đó, nếu không các ngón tay sẽ luôn ở trạng thái thoải mái và không căng thẳng. Tương tự với khuỷu tay, đầu gối và các khớp khác trong cơ thể. Trong quá trình tạo dáng, các nhiếp ảnh gia thường để ý tới nhiều yếu tố để có một bức ảnh phù hợp mà lại thường quên đi các khớp bị uốn cong.
Những ngón tay tuy rất nhỏ nhưng chúng cũng có thể làm hỏng bức ảnh của bạn đấy. Một dạng khác của sự bối rối là khi một phần của cơ thể vượt quá ngưỡng tự nhiên của nó. Bạn có thể uốn cong hầu hết các phần của cơ thể để tạo ra những tư thế độc nhất vô nhị, nhưng nếu bạn thực hiện điều đó quá nhiều và vô tình uốn cong quá nhiều, đau đớn sẽ xuất hiện và khiến bạn bối rối đấy. Bạn có thể tham thêm những mẹo tạo dáng chụp ảnh chân dung để tìm ra những bức ảnh bạn muốn chụp theo
Sự biến dạng xảy ra do việc lựa chọn ống kính và sự tạo dáng. Từ quan điểm kỹ thuật, ống kính được thiết kế để ống kính có thể phóng đại bất cứ thứ gì xuất hiện ngay trước nó. Ví dụ, nếu bạn chụp cho một người phụ nữ trong những bức ảnh phòng the đầu gối của cô ấy là phần gần nhất của cơ thể với máy ảnh, kết quả sẽ là đầu gối rất lớn khi so với phần còn lại của cơ thể.
Vấn đề này thường xảy ra nhiều hơn khi sử dụng ống kính góc rộng. Bất kỳ độ dài tiêu cự nào dưới 100mm có thể gây ra những biến dạng không mong muốn. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn chọn một ống kính chụp từ xa, nó sẽ không thay đổi thực tế rằng bất kể phần nào của cơ thể là gần với ống kính sẽ bị phóng đại hơn so với những phần còn lại của cơ thể.
3. Ánh sáng
Đây là một yếu tố thú vị ảnh hưởng tới việc tạo dáng khi chụp ảnh một cách nhanh chóng. Dù bạn có tin hay không thì ánh sáng cũng có một tác động đáng kể tới việc làm thế nào để giúp cho nhân vật của bạn tạo dáng đúng cách.
Thực tế ánh sáng là yếu tố đầu tiên tôi nghĩ đến trước khi tôi quyết định tạo dáng cho nhân vật của mình. Phụ thuộc vào nguồn ánh sáng chủ đạo mà bạn có thể đưa ra quyết định tư thế tạo dáng, làm nổi bật phần nào và giấu đi phần nào của cơ thể.
Và dĩ nhiên, sự chú ý sẽ tập trung ở các bộ phận của cơ thể được chiếu sáng hơn là các bộ phận của cơ thể ở trong bóng tối hoặc cách xa ánh sáng. Hiểu được những chi tiết nhỏ như thế này sẽ làm nổi bật nhân vật của bạn một cách tốt nhất.
Tôi nghĩ rằng bạn nên quen thuộc với ánh sáng và những đặc điểm của nó. Đó không phải là một điều khó khăn, mặc dù đôi khi chúng ta cũng phải sử dụng một số phép toán cơ bản. Và biết cách hoạt động của ánh sáng sẽ giúp bạn tiết kiệm được một số chi phí.
Tất cả ba vấn đề này – ngôn ngữ cơ thể, sự bối rối, biến dạng, và ánh sáng – phải kết hợp lại để tạo ra một tư thế mà bạn muốn ! một nhiếp ảnh gia như bạn cần phải tự mình quyết định rằng những tư thế nào sẽ được tạo ra nhé.
4. Những lỗi tạo dáng cần tránh
Đừng cho rằng việc tạo dáng không chỉ là cái gì đó ngoài việc tốt hay xấu. Hãy nói rằng bạn đã chép một tư thế từ một tạp chí, tư thế đó có vẻ tốt, bạn cảm thấy tốt, và bạn chuyển sang những bức ảnh tiếp theo.
Vấn đề ở đây đó chính là tư thế mà bạn đã sao chép là thông điệp của người khác chứ không phải là của bạn. Lần nữa, bạn với tư cách là một nhiếp ảnh gia, nên khiến cách tạo dáng như một phương tiện để truyền tải thông điệp của bạn qua việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể của nhân vật. Đây là một lỗi chụp ảnh chân dùng thường gặp mà bạn nên tránh.
Một phương pháp không hiệu quả khác đó là thu thập hàng trăm tấm ảnh từ nhiều nguồn khác nhau. Chúng ta có thể nhìn vào chúng để có thêm động lực, nhưng cố gắng ghi nhớ và trình diễn lại các tư thế trong các bức hình là rất khó.
Luôn có một sức mạnh bất thành văn giữa nhiếp ảnh gia và khách hàng đó chính là sự tin tưởng đó là chìa khóa để giúp khách hàng của bạn thư giãn và cộng tác hơn. Tuy nhiên, nếu khách hàng cảm thấy rằng bạn đang mất kiểm soát, bạn đang phỏng đoán, rằng bạn đang phải vật lộn để có ý tưởng, hoặc bạn không biết bạn muốn gì, thì sức mạnh này sẽ biến mát, và chắc hẳn bạn sẽ không muốn điều này xảy ra đugns không nào.
Lỗi lớn nhất mà những thợ chụp ảnh hay gặp phải với vấn đề tạo dáng đó chính là cách họ tiếp cận nhân vật. Những người thợ ảnh sẽ tiếp cận hoặc phát ra những tín hiệu của ngôn ngữ cơ thể để giúp cho nhân vật của họ có thể tạo dáng tốt hơn Tạo dáng sẽ không có gì gọi là tốt hay xấu ở đây cả.
Cần phải tiếp cận với mục đích trước tiên. Bạn nên tự hỏi mình “Mục đích của bức ảnh này là gì?” Hoặc “Tôi đang cố gắng thể hiện gì?” Một khi bạn trả lời đượcnhững câu hỏi đó, bạn có thể bắt đầu suy nghĩ về việc tạo dáng.
Ví dụ: nếu mục đích của một bức ảnh là để thể hiện khuôn mặt xinh đẹp của người phụ nữ, vị trí và góc độ gần sẽ là tốt hơn hết. Mặc dù có rất nhiều tư thế tạo dáng đẹp hơn nhưng chỉ có một kiểu tạo dáng là thỏa mãn được yêu cầu tốt hơn so với những cái khác.
Mong muốn của tôi là giúp các nhiếp ảnh gia kiểm soát được quá trình tạo dấng thay vì dựa vào may mắn hoặc để nhân vật tự di chuyển vào đúng tư thế. Hãy nhớ rằng tạo dáng là một ngôn ngữ mà bạn cũng có thể giao tiếp được, tiếp cận cách tạo dáng bằng cách này và bạn sẽ thấy tạo dáng thú vị hơn bạn nghĩ đấy.